Icon Icon Icon
Giải pháp quản lý mạng không dây tại doanh nghiệp cỡ nhỏ

Tin Công Nghệ

Giải pháp quản lý mạng không dây tại doanh nghiệp cỡ nhỏ

264 16/03/2022

Ngày nay, mạng không dây đã trở thành dịch vụ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, IT Now sẽ cung cấp thông tin Giải pháp quản lý mạng không dây tại doanh nghiệp cỡ nhỏ có 1 lớp mạng.

Tầm quan trọng của mạng không dây

Giải pháp quản lý mạng không dây tại doanh nghiệp cỡ nhỏNgày nay, mạng không dây (hay còn được gọi là Wifi) đã trở thành dịch vụ không thể thiếu đối với các tổ chức/doanh nghiệp với số đông là các doanh nghiệp nhỏ. Việc đầu tư hệ thống Wifi chuyên nghiệp mang lại cho các doanh nghiệp sự ổn định, giảm thiểu tối đa thời gian down-time hệ thống, chuyên nghiệp hơn trong việc quản lý các tài khoản truy cập Wifi, mật khẩu truy cập tạm thời cho các khách hàng ghé thăm. Hơn nữa, nó mang lại hình ảnh chuyên nghiệp khi có khách viếng thăm truy cập.

Nắm bắt từ những dự án đã được triển khai thực tế, một số doanh nghiệp cỡ nhỏ thường không có vị trí kỹ thuật viên (hay còn được gọi là IT-helpdesk), việc vận hành hệ thống mạng không dây Wifi thường rất khó khăn trong công tác quản lý hay phức tạp khi có yêu cầu thay đổi cấu hình hệ thống. Bên cạnh đó, những rủi ro thất thoát dữ liệu trong khi sử dụng chung chuỗi mật khẩu, người lạ bên ngoài công ty hay nhân viên đã nghỉ việc có thể sử dụng chuỗi mật khẩu kết nối vào hệ thống với mục đích phá hoại gây thất thoát, hư hỏng dữ liệu và toàn bộ hệ thống mạng của doanh nghiệp/ tổ chức.

>> Bật mí Giải pháp quản lý mạng không dây tại doanh nghiệp cỡ vừa

Giải pháp hệ thống mạng không dây

Giải pháp quản lý mạng không dây tại doanh nghiệp cỡ nhỏ

Bộ giải pháp Quản lý Mạng không dây – Wifi tập trung tại doanh nghiệp cỡ nhỏ với số lượng người dùng dưới 50 người.

  • Bổ sung thêm các thiết bị phát sóng Wifi (AP) chuyên nghiệp, có khả năng chịu tải người dùng lớn.
  • Giảm thiểu chi phí đầu tư Wireless Controller thông qua việc sử dụng công nghệ điện toán đám mây (Cloud). Giao diện quản lý trực quan rõ ràng, chi tiết, đơn giản hóa vấn đề cấu hình, không đòi hỏi người vận hành am hiểu về kỹ thuật và công nghệ.
  • Công nghệ điện toán đám mây hỗ trợ người quản trị quản lý nhiều thiết bị đồng thời ở nhiều khu vực địa lý khác nhau một cách đồng bộ, chuyên nghiệp và khoa học, giúp giảm thiểu chi phí, thời gian, nâng cao hiệu suất làm việc.
  • Quá trình bổ sung thiết bị AP mới rất nhanh chóng, chỉ việc cắm thiết bị AP vào mạng, add Serial Number của thiết bị, gán IP trên tài khoản quản trị Cloud. Công việc còn lại là chỉ ngồi đợi và truy cập.
  • Điện toán đám mây (Cloud) được cập nhật các phiên bản (firmware), tính năng (feature) mới nhất, các bản vá lỗi (security-patch),… một cách thường xuyên, đảm bảo tính bảo mật, an toàn và vận hành ổn định 24/24.
  • Bên cạnh đó, hệ thống điện toán đám mây với cam kết là “No Maintenance”! với số lượng server quản trị lớn bổ sung thêm các phương án chuyển đổi dự phòng cùng sao lưu khôi phục, người quản trị luôn yên tâm khi sử dụng dịch vụ này, hỗ trợ truy cập thay đổi cấu hình hệ thống từ bất kỳ địa điểm nào có kết nối mạng Internet.
  • Hỗ trợ giám sát tình trạng, trạng thái, băng thông và các thiết bị cuối (client) đang Online hoặc Offline – thống kê chi tiết client đang kết nối và lịch sử truy cập (syslog), hỗ trợ gửi cảnh báo qua Email doanh nghiệp khi có sự cố xảy ra.
  • Hỗ trợ cân bằng tải thiết bị cuối khi các thiết bị phát sóng (AP) quá tải hay 1 thiết bị phát sóng bị tắt sẽ tự động chuyển đến các thiết bị đang hoạt động khác.
  • Các tính năng bổ sung: Giới hạn tốc độ Download cũng như Upload dữ liệu cho người dùng (Traffic Shaper), chia lớp mạng (VLAN), cấp phát địa chỉ IP (DHCP), cổng xác thực (Captive Portal), hỗ trợ nhiều tên mạng quảng bá (Multi-SSID) trên các lớp mạng khác nhau,….
  • Trường hợp mất Internet đến nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) là khi tất cả các AP mất kết nối đến hệ thống quản lý mạng không dây – Wifi điện toán đám mây (Cloud), hệ thống sẽ chuyển qua chế độ Offline và giữ nguyên trạng thái đang hoạt động. Tất cả các kết nối đến các tài nguyên dùng chung trong mạng, chẳng hạn như fileserver, webservice, phần mềm trên các server trong mạng, … vẫn hoạt động bình thường.
  • Khi triển khai thực thế, số lượng thiết bị của người dùng cuối thường gấp 2,5 lần so với số lượng nhân sự của công ty bởi vì mỗi người dùng thường được trang bị 1 laptop đi kèm cùng với điện thoại thông minh (smartphone) hay máy tính bảng (Tablet, Ipad,…). Các thiết bị AP thông thường (dạng HOME) không thể đáp ứng nhu cầu sử dụng cho lượng người dùng lớn.
  • Để giải quyết vấn đề nêu trên, các thiết bị phát sóng Wifi giờ đây được thay thế chỉ bằng các “thiết bị phát sóng Wifi thiết kế riêng cho doanh nghiệp” được trang bị các bộ vi xử lý chuyên dụng, bộ nhớ có cấu hình cao, bổ sung thêm nhiều anten thu/phát sóng, cải tiến phương thức truyền tín hiệu, đáp ứng khả năng CHỊU TẢI THỰC THẾ CAO từ 75-150 người dùng/thiết bị.
  • Đối với mô hình nhỏ đã triển khai trong thực tế với số lượng dưới 50 người cùng diện tích 100 mét vuông trở xuống, thông thường cần trang bị 2 cho đến 3 thiết bị phát sóng Wifi. Đây chính là chi phí đầu tư hợp lý đối với 1 doanh nghiệp cỡ nhỏ.

>> Tiết lộ Giải pháp mạng không dây – Đáp ứng mọi nhu cầu doanh nghiệp

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon

Có thể bạn quan tâm

Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: