Icon Icon Icon
so sanh su khac nhau giua ipv6 voi ipv4 chi tiet

Tin tức

So sánh sự khác nhau giữa IPv6 với IPv4 chi tiết

53 25/07/2024

Chắc hẳn bạn đã nghe nói về giao thức IPv4 và IPv6, vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về chúng chưa? Trong bài viết này, ITNow sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về hai giao thức này, cũng như so sánh điểm giống và khác nhau giữa chúng, hãy cùng khám phá ngay nhé!

Giới thiệu chung về IPv6 và IPv4

IPv4, viết tắt của Internet Protocol version 4, được phát triển vào những năm 1980 và ra mắt vào năm 1981. Đây là phiên bản đầu tiên của IP, sử dụng trong Satnet và Arpanet và vẫn còn phổ biến đến ngày nay. Địa chỉ IPv4 được biểu diễn bằng 4 số nguyên trong khoảng từ 0 đến 255, ngăn cách bởi dấu chấm. Để máy tính, máy chủ có thể hiểu được, địa chỉ này cần được chuyển đổi thành các bit 0 và 1.

Ví dụ: 172.16.254.1

so sanh su khac nhau giua ipv6 voi ipv4 chi tiet1

IPv6, viết tắt của Internet Protocol version 6, là phiên bản kế tiếp dựa trên IPv4, được giới thiệu vào năm 1995. Phiên bản này có nhiều cải tiến và đang dần trở nên phổ biến hơn so với phiên bản cũ. Địa chỉ IPv6 được biểu diễn dưới dạng một chuỗi các số hexa (160-bit), gồm 8 nhóm số thập lục phân và ngăn cách bởi dấu hai chấm.

Ví dụ: 2001:0db8:85a3:0000:0000:8a2e:0370:7335

>>> Xây dựng hệ thống doanh nghiệp cùng Dell PowerEdge R750xs

Điểm giống nhau giữa hai giao thức

IPv6 và IPv4 là hai phiên bản của giao thức Internet (IP), được sử dụng để xác định và định vị các thiết bị trên mạng. Chính vì vậy, chúng sẽ có một số sự giống nhau như:

  • Định tuyến: Cả hai đều hỗ trợ định tuyến các gói dữ liệu từ nguồn đến đích trên mạng.
  • Sử dụng trong mạng: Đều được sử dụng trong các mạng nội bộ và mạng toàn cầu (Internet).
  • Tính năng cơ bản: Hỗ trợ các tính năng cơ bản như địa chỉ IP, định danh thiết bị, và khả năng truyền tải dữ liệu.

so sanh su khac nhau giua ipv6 voi ipv4 chi tiet2

>>> Tham khảo thêm dòng Server dell R660 hiện đại dành cho bạn

Điểm khác biệt giữa IPv6 và IPv4

Để dễ dàng nhận biết hai giao thức mạng này, bạn có thể theo dõi một số đặc điểm chính được phân loại chi tiết trong bảng dưới đây:

Đặc điểmIPv6IPv4
Cấu trúc địa chỉ128-bit, biểu diễn dưới dạng tám nhóm số thập lục phân, ngăn cách bằng dấu hai chấm 32-bit, biểu diễn dưới dạng bốn số thập phân, ngăn cách bằng dấu chấm
Số lượng địa chỉKhoảng 340 undecillion địa chỉKhoảng 4.3 tỷ địa chỉ
Định tuyến và cấu trúc mạngĐơn giản hơn, hiệu quả hơn, hỗ trợ tốt hơn cho các mạng phức tạpPhức tạp hơn, không hiệu quả bằng IPv6
Hỗ trợ bảo mậtTích hợp IPsec từ đầu, bảo mật tốt hơnHỗ trợ IPsec nhưng không bắt buộc

Nên sử dụng giao thức IPv6 hay IPv4?

Việc lựa chọn giữa IPv6 và IPv4 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nhu cầu cụ thể của mạng, khả năng phần cứng và phần mềm, cũng như yêu cầu về bảo mật và hiệu suất.

  • IPv6 nên được ưu tiên trong các mạng mới hoặc khi cần mở rộng mạng lưới với số lượng thiết bị lớn, vì khả năng cung cấp địa chỉ lớn và các tính năng tiên tiến về bảo mật và hiệu suất.
  • IPv4 vẫn còn phù hợp trong nhiều tình huống, đặc biệt là các mạng lưới cũ, nơi việc chuyển đổi sang IPv6 có thể gặp khó khăn về mặt kỹ thuật và chi phí.

Kết luận

Trên đây là những thông tin liên quan đến hai giao thức IPv6 và IPv4, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách gửi và nhận dữ liệu qua internet hiện nay, từ đó dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp. Nếu bạn đang cần mua thiết bị mạng, hãy liên hệ với Máy Chủ Việt để được tư vấn và hỗ trợ. Tại đây có rất nhiều sản phẩm để bạn lựa chọn và bỏ vào giỏ hàng của mình, đừng bỏ qua nha.

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon

Có thể bạn quan tâm

Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: