Icon Icon Icon
IP là gì? Vai trò của IP trong doanh nghiệp

Tin tức

IP là gì? Vai trò của IP trong doanh nghiệp

247 20/03/2023

Hiện nay thuật ngữ IP không còn quá xa lạ với nhiều người, nhưng cũng không nhiều người hiểu sâu về nó. IP (từ viết tắt của Internet Protocol) đây là một trong những giao thức chính được sử dụng trong Internet để truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị. Vì thế chúng ta cần hiểu rõ IP là gì? Phương thức hoạt động của nó như thế nào? Qua bài viết này ITNOW sẽ cùng bạn tìm hiểu về IP cũng như vai trò của nó trong doanh nghiệp.

Địa chỉ IP là gì? 

Dia chi IP la giĐịa chỉ IP là một chuỗi các số duy nhất được gán cho mỗi thiết bị kết nối vào mạng Internet hoặc mạng nội bộ. Địa chỉ IP được sử dụng để xác định các thiết bị trong mạng, cho phép chúng có thể giao tiếp và trao đổi thông tin với nhau.

IP là một trong những giao thức cơ bản của mạng máy tính, đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết và truyền thông tin giữa các thiết bị mạng. Cùng với các giao thức khác như TCP và UDP, IP là nền tảng cho việc truyền tải dữ liệu trên Internet và các mạng máy tính khác.

Địa chỉ IP thường có định dạng là bốn số thập phân, mỗi số được nằm trong khoảng từ 0 đến 255 và được phân tách bằng dấu chấm. Ví dụ: 192.168.1.1 là một địa chỉ IP phổ biến được dùng trong mạng nội bộ.

>>> Tham khảo thêm một số thiết bị mạng cung cấp cho doanh nghiệp.

Các loại địa chỉ IP phổ biến và các lớp địa chỉ IP

Địa chỉ IP được phân thành nhiều loại như là địa chỉ IP công cộng (Public IP Address), địa chỉ IP cá nhân (Private IP Address), IP động (Dynamic IP) và IP tĩnh (Static IP).

Cac loai dia chi IP pho bien va cac lop dia chi IP.

Song song đó, địa chỉ IP được chia thành năm lớp chính: Lớp A, B, C, D và E. Tuy nhiên, trong mạng Internet hiện nay chỉ có ba lớp A, B và C là được sử dụng phổ biến. Về lớp D (224.0.0.0 – 239.255.255.255) được dành riêng cho địa chỉ đaicast. Địa chỉ đaicast được sử dụng để truyền tải dữ liệu từ một nguồn tới nhiều đích khác nhau trong mạng. Lớp E (224.0.0.0 – 255.255.255.254) được dành riêng cho việc nghiên cứu và phát triển và không được sử dụng cho mạng Internet.

Địa chỉ IP công cộng (Public IP Address)

Đây là địa chỉ IP được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cho các thiết bị kết nối với Intetnet. Địa chỉ IP công cộng được xác định vị trí và truy cập các tài nguyên trên Internet.

Mỗi thiết bị kết nối đều được cấp một IP công cộng riêng, địa chỉ IP công cộng được phân loại theo các lớp và dải địa chỉ bao gồm 3 lớp chính A, B, C và nó cũng có thể được chia sẻ giữa các thiết bị trong mạng Lan.

Địa chỉ IP cá nhân (Private IP Address)

Khác với IP công cộng, IP cá nhân là địa chỉ IP được sử dụng trong mạng nội bộ, nhằm đảm bảo tính riêng và an ninh cho các thiết bị trong mạng của một tổ chức hoặc một hộ gia đình. Địa chỉ IP cá nhân không thể được truy cập từ bên ngoài mạng và chỉ có giá trị trong phạm vi của mạng nội bộ đó. Điều này cũng giúp cho việc quản lý và phân bổ IP trong mạng nội bộ trở nên dễ dàng hơn, song song đó cũng giúp bảo mật mạng nội bộ của một tổ chức hoặc hộ gia đình, vì IP cá nhân không được truy cập từ bên ngoài mạng.

Địa chỉ IP động (Dynamic IP)

IP động là địa chỉ IP mà nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cấp phát động, có thể thay đổi theo thời gian và cấu hình mạng. Đây là loại địa chỉ được sử dụng phổ biến và tiện lợi trong các mạng có số lượng người dùng lớn, không cần đến tính năng nhận diện. Đà có thể thay đối với IP động, các địa chỉ IP được cấp phát một cách ngẫu nhiên và có thể thay đổi mỗi khi người dùng kết nối Internet, quản lý dễ dàng và tiết kiệm IP.

Địa chỉ IP tĩnh (Static IP)

IP tĩnh là địa chỉ IP được cấp phát cho một thiết bị mạng và sẽ không thay đổi trong quá trình sử dụng. Khác với địa chỉ IP động, IP tĩnh được cấu hình thủ công bởi người quản trị mạng và được gán có định cho một thiết bị mạng nhất định. Loại địa chỉ này thường được sử dụng trong các mạng nhỏ, vì đơn giản hoá quản lý địa chỉ IP và đảm bảo các thiết bị trong mạng có thể liên lạc với nhau một cách ổn định.

Chúng ta cũng biết rằng sự khác biệt giữa IP động và IP tĩnh là tính động và tĩnh của địa chỉ IP. Ngoài ra, IP động thường được cấp phát từ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol), trong khi IP tĩnh thường được cấp phát thủ công bởi quản trị viên hệ thống.

Các phiên bản giao thức IP hiện nay

Hiện nay, có hai phiên bản giao thức IP được sử dụng phổ biến trên Internet là IPv4 và Ipv6.

Vai tro cua IP trong doanh nghiep

IPv4 là gì?

IPv4 (Internet Protocol version 4) là phiên bản đầu tiên được phát triển và sử dụng phổ biến trong hơn 30 năm. Địa chỉ IPv4 được biểu diễn dưới dạng 32 bit (4 byte), thường được phân cách bởi dấu chấm và được chia thành 4 phần, mỗi phần có giá trị từ 0 đến 255. Ví dụ 192.168.1.1 là một địa chỉ IPv4 phổ biến. Vì địa chỉ IPv4 có số lượng giới hạn, do đó việc sử dụng IP động để chia sẻ địa chỉ giữa các thiết bị trên cùng một mạng là rất phổ biến.

IPv6 là gì?

IPv6 (Internet Protocol version 6) là phiên bản mới nhất của giao thức IP được phát triển để giải quyết các hạn chế của IPv4. Địa chỉ IPv6 có đọ dài 128 bit, được viết dưới dạng tám nhóm các ký tự hexa (0-9, A-F), cách nhau bởi dấu hai chấm. Ví dụ: 2001:0db8:85a3:0000:0000:8a2e:0370:7334 đây là một địa chỉ IPv6. Hiện nay IPv4 và IPv6 vẫn đang được sử dụng song song trên Internet.

>>> Chúng ta cùng so sánh IPv4 và IPv6 qua nội dung bài viết: So sánh giao thức IPv4 và IPv6

Vai trò của IP trong doanh nghiệp

Địa chỉ IP là một thành phần cực kỳ quan trọng trong mạng máy tính, đóng vai trò để xác định và liên lạc giữa các thiết bị mạng với nhau trên Internet. Đặc biệt trong doanh nghiệp, địa chỉ IP được sử dụng để kết nối các thiết bị mạng với nhau, cho phép truyền dữ liệu giữa chúng, cũng như cho phép truy cập vào các ứng dụng và dịch vụ mạng.

Địa chỉ IP còn được sử dụng để phân loại và quản lý mạng, cho phép chia nhỏ và quản lý các mạng con, giúp tăng tính an toàn và hiệu suất cho hệ thống mạng.

Bên cạnh đó, địa chỉ IP cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát truy cập mạng và bảo mật thông tin. Bằng các giải pháp bảo mật mạng như tường lửa (Firewall) và VPN (Virtual Private Network), sử dụng địa chỉ IP để xác định và kiểm soát quyền truy cập của người dùng đến các tài nguyên mạng cụ thể.

Kết luận

Qua bài viết này ITNOW đã cùng bạn tìm hiểu về Địa chỉ IP là gì? Và vai trò của nó trong doanh nghiệp, từ đây chúng ta cũng đã hiểu rõ về IP và địa chỉ IP là một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng mạng trong doanh nghiệp và được sử dụng để đảm bảo truyền dữ liệu và bảo mật thông tin trên mạng.

>>> Nếu doanh nghiệp bạn đang cần tìm kiếm đội ngũ IT để cấu hình hệ thống mạng – IP cho doanh nghiệp hãy liên hệ ngay đến dịch vụ ITNOW của chúng tôi nhé.

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon

Có thể bạn quan tâm

Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: