Icon Icon Icon
SAN là gì? Tại sao nên sử dụng SAN?

Tin Công Nghệ

SAN là gì? Tại sao nên sử dụng SAN?

272 17/02/2022

SAN là kiến trúc mạng lưu trữ được sử dụng phổ biến nhất từ các doanh nghiệp bởi tốc độ cao cùng độ trễ thấp. Hãy cũng IT Now tìm hiểu về SAN nhé!

SAN là gì?

SAN là gì? Tại sao nên sử dụng SAN?

SAN (viết tắt của từ Storage Area Network – mạng lưu trữ) nghĩa là kiến trúc mạng lưu trữ phổ biến nhất được các doanh nghiệp sử dụng cho các ứng dụng quan trọng cần tốc độ cao cùng độ trễ thấp. Bằng cách lưu trữ dữ liệu tập trung trên một bộ nhớ trung tâm, SAN giúp các tổ chức áp dụng các phương pháp và công cụ nhất quán nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu, bảo mật cao.

SAN lưu trữ dữ liệu trên khối (block) thay vì tập tin (file) với mục đích tận dụng kết nối tốc độ cao giữa các máy chủ cùng các đơn vị đĩa logic (LUN) của chúng. LUN là một loạt các khối được cung cấp từ một nhóm lưu trữ được chia sẻ & được cung cấp cho máy chủ dưới dạng một đĩa logic. Máy chủ phân vùng, định dạng các khối đó bằng với hệ thống tệp để nó có thể lưu trữ dữ liệu trên LUN giống lưu trữ trên đĩa cục bộ.

SAN chiếm khoảng 2/3 tổng thị phần lưu trữ mạng, được thiết kế với mục đích loại bỏ các điểm lỗi đơn lẻ, tăng tính khả dụng và khả năng phục hồi. Một SAN được thiết kế tốt có thể dễ dàng chịu được nhiều hỏng hóc về thành phần hay thiết bị.

>> Tìm hiểu về NAS là gì? Tính năng và lợi ích của NAS mang lại

Tại sao nên sử dụng San?

SAN là gì? Tại sao nên sử dụng SAN?

Khắc phục vấn đề suy giảm băng thông mạng LAN

Lợi ích chủ chốt của SAN chính là cải thiện băng thông. Do dữ liệu thường chiếm lượng lớn băng thông trong mạng, các máy chủ lưu trữ trên mạng LAN thường đối mặt với nghẽn đường truyền khiến hiệu năng giảm và độ trễ tăng. SAN giúp chia sẻ gánh nặng băng thông dữ liệu nên tăng băng thông tổng thể của hệ thống mạng LAN.

Tăng cường khả năng bảo mật dữ liệu

SAN lưu trữ, áp dụng các thuật toán bảo vệ một cách nhất quán cho dữ liệu, đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu trong bất kỳ trường hợp nào. Hơn nữa, SAN giúp giảm thiểu nguy cơ tin tặc tấn công mạng LAN, xâm phạm dữ liệu bởi mọi thứ đã được lưu trữ trên một hệ thống tách biệt.

Sao lưu khôi phục dễ dàng

Sao lưu (backup) luôn là yếu tố quan trọng khi xét tới hiệu suất mạng dữ liệu. SAN giúp quá trình sao lưu dữ liệu đơn giản hóa khi chỉ cần một server sao lưu duy nhất nhằm sao lưu dữ liệu từ nhiều vị trí khác nhau. Dung lượng lưu trữ linh hoạt của SAN cũng giúp người dùng không cần chi thêm tiền cho các giải pháp lưu trữ vật lý cho dữ liệu mình.

Hiện nay, các hệ thống SAN mới có khả năng lưu trữ tập tin tại nhiều vùng vật lý khác nhau (clone), cho phép việc khôi phục dữ liệu cực nhanh khi một thiết bị lưu trữ bị lỗi hoặc không truy cập được.

Tăng khả năng mở rộng

Bộ nhớ trong SAN được quản lý cũng như cấu hình tập trung, điều đó có nghĩa là việc tăng hay giảm quy mô lưu trữ có thể được thực hiện một cách linh hoạt và dễ dàng giúp thích ứng với nhu cầu của doanh nghiệp trong từng giai đoạn khác nhau.

>> Tìm hiểu thêm về Các trường hợp sử dụng NAS và SAN

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon

Có thể bạn quan tâm

Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: