Icon Icon Icon
IT Manager là gì? Mô tả công việc của IT Manager

Tin Công Nghệ

IT Manager là gì? Mô tả công việc của IT Manager

334 15/02/2022

IT Manager là công việc đòi hỏi trình độ, năng lực thật sự, trình độ chuyên môn cao nên các ứng viên phải trang bị kỹ năng thật sự vững chắc để lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng IT Manager. Hãy cùng IT Now tìm hiểu thêm những công việc của IT Manager cũng như các kỹ năng mà IT Manager cần có nhé!

Công nghệ thông tin

IT Manager là gì? Mô tả công việc của IT Manager

Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành nghề cực hot trong xã hội ngày nay, đồng thời cũng là một môi trường làm việc đầy thách thức. Bởi vì công nghệ liên tục thay đổi không ngừng nghỉ, người làm trong lĩnh vực này và đặc biệt là vị trí IT Manager (nhà quản lý công nghệ thông tin) phải sở hữu tư duy logic, khả năng thích ứng cao, biết được các vấn đề liên quan đến khách hàng cũng như xu hướng phát triển của nghề nghiệp.

IT Manager là gì?

IT Manager là gì? Mô tả công việc của IT Manager

IT Manager được biết đến như là người chịu trách nhiệm cao nhất về các vấn đề liên quan đến CNTT trong một doanh nghiệp. Họ chính là người đưa ra quyết định công nghệ nào sẽ được sử dụng cho doanh nghiệp của họ. Song song đó, họ cũng là người giữ vai trò lãnh đạo bộ phận IT của doanh nghiệp. Bộ phận IT bao gồm các nhân viên, chuyên gia làm việc trong lĩnh vực CNTT. Cụ thể các chức năng của bộ phận này là đảm nhiệm việc xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống hạ tầng CNTT, quyết định sử dụng phần mềm, phần cứng nào cho phù hợp nhất,…

>> Bạn có thể tham khảo thêm Giải pháp hạ tầng mạng

Mô tả công việc của một IT Manager

IT Manager là gì? Mô tả công việc của IT Manager

IT Manager là một trong những vị trí nhân sự cấp cao trong doanh nghiệp. Họ thường đảm nhiệm nhiều công việc thiết yếu của doanh nghiệp. Sau đây những công việc mà một IT Manager:

Quản lý các vấn đề kỹ thuật CNTT của doanh nghiệp

IT Manager có trách nhiệm quản trị toàn bộ hệ thống máy chủ cũng như thiết lập hệ thống kiến trúc hạ tầng cơ sở CNTT cho doanh nghiệp.

  • Thiết kế, cài đặt hệ thống máy chủ nội bộ, mạng nội bộ, mạng Internet, mạng wifi, camera, máy chấm công, hệ thống điện thoại trong công ty.
  • Chịu trách nhiệm quản lý hệ thống máy chủ; hệ thống mạng nội bộ, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, nhịp nhàng.
  • Tổ chức sửa chữa, khắc phục các sự cố máy tính, sự cố hệ thống mạng, không để hoạt động của công ty bị gián đoạn bởi các trục trặc từ hệ thống công nghệ thông tin.
  • Đưa ra các đề xuất phần mềm ứng dụng phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm hướng dẫn sử dụng và quản lý việc sử dụng các phần mềm đó trong công việc. Đảm bảo việc sử dụng các phần mềm này mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.
  • Quản lý việc vận hành hệ thống website của doanh nghiệp chuyên nghiệp và hiệu quả. Thực hiện việc cập nhật nội dung, bảo trì, sửa chữa các lỗi kỹ thuật trên hệ thống website. Tiến hành backup dữ liệu server và dữ liệu hệ thống website.

>> Xem chi tiết về Giải pháp mạng không dây

Xây dựng cùng duy trì chiến lược công nghệ

IT Manager nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp nhằm xây dựng chiến lược công nghệ cho công ty. Đồng thời, IT Manager duy trì chiến lược bằng việc thiết lập và thực hiện các chính sách cũng như thủ tục phù hợp, kiến tạo một môi trường làm việc an toàn và bảo mật. Nhờ vậy, các chức năng trong hệ thống CNTT có thể đáp ứng được tất cả yêu cầu kinh doanh, duy trì hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp.

Xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện các dự án CNTT

Chỉ đạo việc nghiên cứu với mục đích xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch thực hiện các dự án phát triển CNTT cho toàn công ty. Phối hợp các nguồn lực doanh nghiệp để hoàn thành các dự án được giao.

Đánh giá xu hướng CNTT, đánh giá các nhà cung cấp phần mềm và giải pháp nhằm tham mưu, tư vấn cho Ban giám đốc các ứng dụng CNTT phù hợp, giúp nâng cao năng suất làm việc.

Thiết kế, xây dựng kiến trúc cơ sở hạ tầng công nghệ

IT Manager chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng cũng như quản lý hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, mạng CNTT trong công ty. Thực hiện các quy trình sao lưu, kiểm soát cấu trúc, bảo mật dữ liệu thông tin, quy trình khắc phục sự cố nhằm đảm bảo các tài sản của công ty được bảo quản một cách tốt nhất.

Hơn thế nữa, IT Manager còn phải quản lý việc mua sắm các thiết bị CNTT cho doanh nghiệp và giám sát quá trình mua sắm trang thiết bị CNTT gồm đánh giá lựa chọn thiết bị phù hợp, đánh giá nhà cung cấp cũng như thực hiện quy trình mua sắm theo đúng quy định công ty.

Quản lý hoạt động phòng IT

Xác định định hướng phát triển, lập nên kế hoạch và chính sách hoạt động cho phòng IT.

Thực hiện việc phân công công việc cho các nhân viên phòng IT một cách hiệu quả. Tạo kế hoạch cụ thể nhằm đánh giá kết quả công việc toàn bộ phận và có khen thưởng cũng như kỷ luật nhân viên phù hợp.

Là một IT Manager, họ cần xây dựng chiến lược tuyển dụng, đào tạo cũng như huấn luyện nhân viên mới phù hợp, đảm bảo nguồn nhân lực bộ phận IT luôn đáp ứng tốt được các yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp của họ.

Ngoài rai, IT Manager còn xây dựng ngân sách hoạt động IT và có trách nhiệm quản lý việc sử dụng ngân sách, đảm bảo các hoạt động được thực hiện đúng trong phạm vi ngân sách được duyệt.

Kỹ năng cần có của IT Manager

IT Manager là gì? Mô tả công việc của IT Manager

Hỗ trợ kinh doanh

Người quản lý IT không chỉ có kiến thức chuyên môn tốt mà phải có kỹ năng hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp. Đây chính là một trong những kỹ năng cần thiết cho vị trí này. Khi đơn vị bạn đang làm có dự án CNTT buôn bán phần cứng, phần mềm trên thị trường, doanh nghiệp đòi hỏi bạn phải tăng trưởng doanh số trong tháng sắp tới. Trong thời điểm nay, IT Manager cần nâng cao tố chất lãnh đạo, lên chiến lược cũng như thúc đẩy các nhân viên để đảm bảo yêu cầu của ban lãnh đạo.

Vai trò trong phần này của IT Manager cũng không đơn giản. Ngoài những kỹ năng chuyên môn bắt buộc (hệ thống, network, system, ETC,…), IT Manager phải trang bị các kỹ năng đàm phán cũng như các kiến thức quản trị (Business IT, Cross – Function Integration).

Lên nội dung và mục tiêu công việc rõ ràng

IT Manager là người có nhiều ý tưởng, sáng tạo nhưng quan trọng nhất là họ phải hiểu nội dung công việc cần thực hiện là gì và mục tiêu hướng đến ra sao? Chính vì thế, người quản lý IT cũng như thành viên trong lĩnh vực này phải xác định rõ ràng, cụ thể tất cả mọi vấn đề, đây là những điều quan trọng với bất cứ cá nhân nào trong ngành IT. Cuối cùng, IT Mangager cần kiểm tra và đảm bảo chúng thật đúng và chính xác nhất.

Giải quyết sự cố nhanh chóng

Trong công ty, các sự cố cũng như vấn đề nảy sinh là điều không thể tránh khỏi. Lúc này, người quản lý CNTT phải tư duy nhanh, đưa ra cách giải quyết nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt là xử lý làm sao không để chúng lặp lại ở một lĩnh vực khác. Ở những trường hợp này, ban giám đốc lãnh đạo của công ty sẽ đánh giá bạn là người có năng lực như thế nào, khả năng lãnh đạo của bạn ở cấp độ nào?

Xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp

Khi làm vị trí quản lý IT, việc xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp trong công ty là diều cực kỳ rất cần thiết. Khi làm tốt được điều này, IT Manager vừa chiếm được sự tin tưởng của ban lãnh đạo, tín nhiệm từ các nhân viên cấp dưới và công việc của bạn cũng sẽ được diễn ra suôn sẻ.

Bên cạnh đó, việc xây dựng niềm tin từ các phòng ban khác cho nhóm CNTT thì mọi việc chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều. Cụ thể như việc: giải quyết mọi vấn đề về lương, mức đãi ngộ,… một cách dễ dàng, cấp dưới của bạn làm việc đỡ căng thẳng hơn, hiệu quả công việc sẽ tăng lên rất nhiều.

Từ đó, người IT Manager này có thể đề xuất được quyền lợi cho nhân viên với những quy định hấp dẫn hơn như làm việc chỉ 5 ngày trong tuần, giờ làm việc thoải mái (khoảng 8h30 – 17h30), thưởng 2 tháng lương vào cuối năm và tháng lương thứ 13, bảo hiểm xã hội cho cá nhân, gia đình, có những chương trình đào tạo đa dạng, phong phú,…

Tinh thần làm việc nhóm

Ai làm trong ngành CNTT đều hiểu rất rõ sự phức tạp và áp lực cực cao. Cho nên làm việc nhóm trong môi trường này chính là điều rất cần thiết. Nếu không xây dựng được niềm tin vững chắc, gắn kết giữa các thành viên lại thì dự án khó thành công được như mong đợi. Từ đó, rất cần sự hợp tác của cả team, IT Manager biết hỗ trợ người khác, bất kỳ là ai và bất cứ khi nào thì cấp dưới của họ có thể học hỏi theo và có cái nhìn nể phục họ.

Hơn nữa, người quản lý IT xuất sắc là người biết theo dõi tình hình của cấp dưới, năng lực làm việc cũng như sức khỏe của các nhân viên cần được đảm bảo. Khi họ bị căng thẳng bởi áp lực công việc, IT Manager cần can thiệp ngay tức khắc, đưa ra hướng giải quyết kịp thời chẳng hạn cho họ một ngày nghỉ để lấy lại tinh thần làm việc.

Dịch vụ IT Manager của IT Now

IT Manager đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng cũng như thành công của doanh nghiệp. Thuê IT Manager là giải pháp tối ưu và tiết kiệm nhất cho các doanh nghiệp đang thiếu vị trí này.

Nhận biết được tầm quan trọng của IT Manager, IT Now cung cấp dịch vụ IT Manager với đội ngũ IT có trình độ chuyên môn cao, tiết kiệm chi phí khá lớn, an toàn và cam kết chất lượng dịch vụ.

>> Xem thêm Những lý do tại sao nên chọn dịch vụ IT Manager

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon

Có thể bạn quan tâm

Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: