Icon Icon Icon
Intel Xeon là gì? So sánh và phân biệt giữa Xeon và Core i

Review - Đánh Giá

Intel Xeon là gì? So sánh và phân biệt giữa Xeon và Core i

428 22/05/2022

Intel Xeon là gì và cách phân biệt Xeon và Core i là gì. Trong bài viết này, ITNow sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về Intel Xeon và So sánh giữa Xeon và Core i.

Intel Xeon là gì?

Định nghĩa

Intel Xeon là gì? So sánh và phân biệt giữa Xeon và Core i

Intel Xeon là dòng CPU thuộc tập đoàn nổi tiếng về công nghệ Intel và đây là hãng mà hầu hết các dòng máy tính và laptop hiện nay đều sử dụng. CPU của Xeon cũng tương tự như các dòng CPU khác, chúng sẽ sở hữu đầy đủ những cấu hình, chức năng cần thiết, đặc biệt là cho máy trạm hay server của 1 máy tính.

>> Tìm hiểu ngay Tất tần tật về Dedicated server

Ưu điểm của dòng chip Xeon

Intel Xeon là gì? So sánh và phân biệt giữa Xeon và Core i

Hỗ trợ RAM Error Checking và Correction (ECC): Sẽ phát hiện, sửa lỗi dữ liệu sự cố phát sinh trước khi xảy ra. Vì thế, chúng sẽ loại bỏ hoàn toàn những nguyên nhân gây các sự cố sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của bạn. Và hiển nhiên, chỉ có bộ xử lý chip Xeon mới có ưu điểm này.

Độ bền bỉ cao: Dòng chip Xeon có độ bền bỉ rất cao, có thể xử lý những thông tin nặng qua nhiều ngày. Do đó, nếu bạn muốn dùng máy trạm hạng nặng, bạn có thể lựa chọn chip Xeon nhằm nâng cao tuổi thọ nhé!

Lõi nhiều CPU: Nếu bạn có nhiều lõi CPU thì càng tốt với những ứng dụng về 3Dmax, thiết kế đồ họa và render video,… thì đương nhiên, CPU Xeon có thể đáp ứng được hoàn toàn. Bởi vì bộ xử lý của chip Xeon sở hữu tối đa tận 56 lõi, sau khi siêu phân luồng sẽ là 112.

Công nghệ siêu phân luồng: tất cả những dòng chip Xeon đều có công nghệ siêu phân luồng, đây được xem như là 1 quá trình cơ bản tăng gấp đôi các lõi của CPU cho máy của bạn thông qua việc tạo các lõi ảo.

Bộ nhớ đệm lên đến L3 cache cao: Nếu bạn là 1 người làm những công việc đòi hỏi việc chạy nhiều ứng dụng và phần mềm cùng một lúc thì đừng nên bỏ qua CPU Xeon.

Sự khác nhau của dòng chip Xeon với Core I của hãng intel

Khác biệtChip Xeon

Core I

Thời gian sản xuấtChip Xeon được sản xuất muộn hơn Core I. 3 dòng được doanh nghiệp ưa chuộng đó chính là Xeon E3, Xeon E5 và Xeon E7. Thêm vào đó, những dòng đời sau sẽ được nâng cấp, hiện đại và cao cấp hơn so với những dòng trước đó.Core I được cho ra mắt sớm hơn chip Xeon. Vì vậy, đây được xem là 1 bước đột phá của nó. Đồng thời, điều này giúp Core I có tính nâng cấp bộ xử lý của máy tính bàn, điện thoại và laptop với những tính năng tiết kiệm điện và có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với core i3 và core i5.
Đối tượng ứng dụngChip Xeon được hướng đến những đối tượng là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) cần sử dụng hiệu năng ổn định cao.Core I thường được hướng đến khách hàng thường sử dụng máy tính bàn, laptop cùng những đối tượng khách hàng không yêu cầu độ ổn định cao về máy chủ và máy trạm.
Đặc tính của dòng CPUChip Xeon cho phép người dùng chạy CPU cùng lúc hay chạy nhiều CPU cùng lúc đều hoàn toàn có thể. Thêm vào đó, loại Xeon này dùng đến 2 CPU được thiết kế 2 QPI để có thể giao tiếp với  máy chủ của RAM và server Mainboard được dùng chéo nhau.Core I sẽ không chạy nhiều CPU cùng lúc được mà khi sử dụng, bạn phải tắt 1 QPI.
Card đồ họa tích hợpCác dòng chip Xeon không có card đồ họa tích hợp (còn gọi là IGPU); vì vậy, nếu máy tính yêu cầu cấu hình cao, bạn phải mua thêm VGA rời nhằm xuất hình ảnh. Bời vì bo mạch chủ (Mainboard) hỗ trợ cho CPU cũng không thể xuất hình được.Các dòng Core I sở hữu card đồ họa tích hợp nên những máy tính đơn giản sẽ không cần sử dụng VGA rời hay những máy tính có cấu hình độ phân giải thấp cũng có thể sử dụng CPU này.
Đánh giá, lựa chọnNếu bạn thực hiện những công việc nặng, thường xuyên thao tác nhiều tác vụ và ứng dụng khác nhau thì bạn nên lựa chọn chip Xeon.Nếu bạn xử lý máy tính văn phòng gọn nhẹ hay sử dụng máy tính cá nhân thì Core I chính là 1 sự lựa chọn vô cùng hợp lý, thích hợp với bạn nhất đấy.

Vậy khi nào nên chọn chip Intel Xeon?

Intel Xeon là gì? So sánh và phân biệt giữa Xeon và Core i

Nếu bạn là 1 người thực hiện những công việc đòi hỏi xử lý nhiều ứng dụng, phần mềm và thiết kế đồ họa chuyên nghiệp thường xuyên hay thao tác trên máy tính doanh nghiệp thì bạn nên sử dụng chip Xeon này bởi vì chúng có tích hợp tính năng tự kiểm tra lỗi cho người sử dụng.

ITNow hy vọng thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về Intel Xeon cũng như phân biệt Xeon và Core i.

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon

Có thể bạn quan tâm

Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: