Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rank-math domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/admin/domains/itnow.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114
Proxy và VPN khác gì nhau? (Phần 2)
Icon Icon Icon
Proxy và VPN khác gì nhau? (Phần 2)

Tin Công Nghệ

Proxy và VPN khác gì nhau? (Phần 2)

340 19/04/2022

Như phần 1 đã cung cấp thông tin về điểm khác nhau giữa Proxy và VPN và khi nào nên sử dụng Proxy và VPN nhé! Trong bài viết này, ITNow sẽ cung cấp cho bạn thêm chi tiết về Proxy và VPN nhé!

Proxy ẩn địa chỉ IP

Proxy và VPN khác gì nhau? (Phần 2)

Một server proxy là máy chủ hoạt động như công cụ trung gian trong luồng lưu lượng Internet nên các hoạt động mạng Internet của người dùng dường như đến từ một nơi khác.

Giả sử, bạn đang sống ở New York City và mong muốn truy cập vào một website có giới hạn về mặt địa lý chỉ những người ở nước Anh mới có thể truy cập. Bạn có thể kết nối với một server proxy ở Anh, và sau đó truy cập vào trang web đó. Lưu lượng truy cập từ trình duyệt web sẽ từ máy tính từ xa, không phải máy tính của bạn.

Proxy phù hợp với các nhiệm vụ ở mức thấp: xem các video trên YouTube bị giới hạn về địa lý, bypass các bộ lọc nội dung đơn giản hay bypass hạn chế IP đối với các dịch vụ.

Ví dụ như nhiều thành viên trong gia đình của chơi game Online, họ sẽ nhận được quà thưởng hàng ngày bằng cách bỏ phiếu cho server trò chơi trên một website xếp hạng server. Tuy nhiên, trang web xếp hạng chỉ cho phép 1 IP bỏ phiếu 1 lần/ngày. Do đó, nhờ server proxy mỗi người có thể bỏ phiếu cũng như nhận được quà trong trò chơi vì trình duyệt website của mỗi người dường như đến từ 1 địa chỉ IP khác nhau.

Tuy nhiên, các server proxy không phải là sự lựa chọn hoàn hảo cho công việc ở mức độ cao. Nó chỉ giấu địa chỉ IP và hoạt động tựa như một người trung gian trong luồng lưu lượng mạng Internet. Nó không mã hóa lưu lượng truy cập giữa máy tính và server proxy, không loại bỏ thông tin nhận dạng từ việc truyền dữ liệu ngoài việc trao đổi IP đơn giản, không được tích hợp sẵn các tùy chọn riêng tư hay bảo mật.

Bất kỳ ai có quyền truy cập vào luồng dữ liệu (như ISP, chính phủ, v.v…) đều có thể “rình mò” lưu lượng truy cập của bạn. Hơn thế nữa, những lỗi nhất định như các phần tử Flash hay JavaScript độc hại trong trình duyệt website có thể tiết lộ danh tính thật của bạn. Điều này làm cho các server proxy không phù hợp với các nhiệm vụ quan trọng, chẳng hạn như ngăn không cho người kiểm soát một điểm phát sóng mạng Wifi độc hại ăn cắp dữ liệu của bạn.

Và cuối cùng, kết nối máy chủ proxy được cấu hình trên cơ sở ứng dụng, không phải trên toàn bộ máy tính. Người dùng không cấu hình toàn bộ máy tính để kết nối proxy, chỉ có thể cấu hình trình duyệt website, máy khách BitTorrent hay ứng dụng tương thích với proxy khác, thích hợp cho việc sử dụng 1 ứng dụng duy nhất kết nối với proxy nhưng không thích hợp khi muốn chuyển hướng toàn bộ kết nối mạng Internet.

>> Truy cập ngay Proxy và VPN khác gì nhau? (Phần 1)

Hai giao thức máy chủ proxy phổ biến nhất

Có hai giao thức server proxy phổ biến nhất chính là HTTP và SOCKS.

HTTP Proxy

Proxy và VPN khác gì nhau? (Phần 2)

HTTP Proxy là loại server proxy lâu đời nhất, được thiết kế cho lưu lượng truy cập dựa trên website. Khi kết nối máy chủ proxy với tệp cấu hình của trình duyệt website (hay sử dụng extension của trình duyệt nếu trình duyệt không hỗ trợ proxy), tất cả lưu lượng website sẽ được chuyển qua proxy từ xa.

Nếu đang sử dụng proxy HTTP để kết nối bất kỳ loại dịch vụ nào như email hay ngân hàng, bạn cần sử dụng trình duyệt có bật SSL và kết nối một trang web hỗ trợ mã hóa SSL. Như đã đề cập nêu trên, proxy không mã hóa bất kỳ lưu lượng truy cập nào nên mã hóa duy nhất mà người dùng nhận được là mã hóa mà tự họ cung cấp.

SOCKS Proxy

Proxy và VPN khác gì nhau? (Phần 2)

Hệ thống SOCKS proxy là 1 extension hữu ích của hệ thống proxy HTTP, nó không quan tâm loại lưu lượng truy cập đi qua nó. HTTP proxy chỉ có thể xử lý lưu lượng truy cập website, trong khi server SOCKS đơn giản vượt qua mọi lưu lượng truy cập như lưu lượng truy cập cho máy chủ web, máy chủ FTP hay máy khách BitTorrent.

Nhược điểm của SOCKS proxy chính là chúng chậm hơn các proxy HTTP, cũng như HTTP proxy, nó không cung cấp mã hóa ngoài mã hóa người dùng tự sử dụng cho kết nối nhất định.

Cách chọn Proxy

Proxy và VPN khác gì nhau? (Phần 2)

Trong khi mạng Internet tràn ngập với hàng ngàn server proxy miễn phí, chúng không đáng tin cậy và thời gian hoạt động kém. Những loại dịch vụ này thích hợp cho những công việc chỉ mất 1 vài phút nhưng thực sự không nên lệ thuộc vào proxy miễn phí từ nhưng nguồn không đáng tin cho những nhiệm vụ quan trọng. Nếu đang tìm kiếm 1 proxy miễn phí chất lượng và bảo mật, bạn có thể tìm thấy một đống server proxy miễn phí tại Proxy4Free.com – một cơ sở dữ liệu proxy miễn phí tuyệt vời.

Mặc dù có những dịch vụ thương mại độc lập trên mạng Internet như BTGuard, nhưng sự gia tăng của các máy tính và thiết bị di động với kết nối nhanh hơn (cả hai đều làm giảm tác động của việc mã hóa trên không), khiến proxy không còn là một giải pháp bảo mật của nhiều người, thay vào đó họ chuyển sang sử dụng các giải pháp VPN cao cấp.

Mạng riêng ảo (VPN) mã hóa kết nối

Proxy và VPN khác gì nhau? (Phần 2)

Mạng riêng ảo (hay VPN) cũng giống như proxy có chức năng che dấu địa chỉ IP của người dùng, làm lưu lượng truy cập xuất hiện từ 1 địa chỉ IP từ xa. VPN được thiết lập ở cấp hệ điều hành, kết nối VPN nắm bắt toàn bộ kết nối mạng của thiết bị được cấu hình. Điều này có nghĩa là không giống như một server proxy, chỉ đơn giản hoạt động như một máy chủ trung gian cho ứng dụng duy nhất (như trình duyệt website hay máy khách BitTorrent), VPN sẽ lấy lưu lượng truy cập của mọi ứng dụng trên máy tính, trình duyệt website đến trò chơi trực tuyến và ngay cả Windows Update đang chạy trong nền.

Ngoài ra, toàn bộ quá trình này được truyền qua 1 đường hầm có mã hoá giữa máy tính và mạng từ xa. Điều này làm kết nối VPN trở thành giải pháp lý tưởng nhất đối việc bảo vệ sự riêng tư hay an ninh. Với VPN, ISP hay bất kỳ bên nào khác có thể truy cập vào việc truyền tải giữa máy tính của bạn và server VPN. Ví dụ, nếu đang đi du lịch nước ngoài và lo lắng về việc đăng nhập các trang website tài chính, email hay thậm chí liên kết an toàn với mạng Home network từ xa, bạn có thể dễ dàng cấu hình máy tính xách tay nhằm sử dụng VPN.

Với việc kích hoạt VPN, bạn sẽ không bao giờ lo lắng về bảo mật mạng mạng Wifi tại các cửa hàng cà phê hay Internet miễn phí tại khách sạn có đầy các lỗ hổng bảo mật.

Mặc dù VPN là một giải pháp tuyệt vời, nhưng chúng cũng có những nhược điểm của riêng nó. Để nhận được mã hóa toàn bộ kết nối, bạn phải trả tiền và máy tính phải được trang bị phần cứng rất tốt.

Chi phí khác liên quan đến VPN chính là hiệu suất. Các máy chủ Proxy chỉ đơn giản truyền thông tin cho bạn, không có chi phí băng thông và chỉ có độ trễ cực nhỏ khi sử dụng chúng. Mặt khác, các máy chủ VPN, xử lý công suất và băng thông. Việc sử dụng các giao thức VPN và các phần cứng từ xa tốt hơn, chi phí bạn phải trả sẽ ít lại.

Chọn một VPN có vẻ khó hơn chọn một server proxy miễn phí. Nếu muốn có một dịch vụ VPN đáng tin cậy, sử dụng với mục đích hàng ngày thì bạn nên sử dụng Strong VPN.

Tóm lại, Proxy thích hợp để che giấu danh tính trong các nhiệm vụ ở mức thấp như “lén” sang 1 quốc gia khác để xem trận đấu thể thao nhưng khi nói tới nhiệm vụ quan trọng như bảo vệ bạn khỏi snooping thì bạn hãy sử dụng VPN.

Trên đây chính là thông tin về Proxy và VPN mà người dùng cần biết. ITNow hy vọng với thông tin trên, người dùng có thể hiểu rõ hơn về Proxy và VPN. ITNow chúc bạn thành công!

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon

Có thể bạn quan tâm

Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: