Kiến thức
Mô hình máy chủ server cluster? Cách thức hoạt động và lợi ích sử dụng
Server cluster là một giải pháp hiệu quả để nâng cao tính sẵn sàng, khả năng mở rộng, hiệu suất và độ tin cậy cho các ứng dụng quan trọng. Cụm máy chủ cũng có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và dễ dàng quản lý hệ thống CNTT của mình!
Mục lục
Mô hình server cluster là gì?
Server cluster là thuật ngữ dùng để chỉ một hệ thống gồm nhiều máy chủ được kết nối lại với nhau, chia sẻ tài nguyên và hoạt động như một server đơn lẻ. Mục đích của mô hình này chính là tăng hiệu suất hoạt động làm việc cũng như không xảy ra tình trạng gián đoạn mỗi khi có lượng truy cập quá lớn vào hệ thống.
Mô hình server cluster được sử dụng ở các ứng dụng có yêu cầu về độ sẵn sàng cao như các website, ứng dụng mua hàng trực tuyến và các trang web khác có lượng truy cập vào thường xuyên với mức độ cao. Lý do là vì những trang web như vậy có nguy cơ bị sập, lúc này, các máy chủ trong mô hình server cluster có nhiệm vụ chia sẻ công việc cho nhau để không xảy ra tình trạng quá tải cho bất kỳ một server nào.
Cách thức hoạt động của mô hình server cluster
Mô hình server cluster hoạt động theo theo hai hình thức chính:
Hình thức Active-Passive
Đây là hình thức mà trong đó, cả hệ thống server, chỉ có một máy chủ hoạt động Active còn tất cả các máy còn lại sẽ hoạt động Passive. Nghĩa là, khi người dùng gửi một nhiệm vụ nào đó đến cluster thì yêu cầu này sẽ được chuyển cho Active server và Active server sẽ thực hiện các yêu cầu này. Trong bất kỳ trường hợp nào đó, máy chủ Active gặp sự cố không hoạt động thì nhóm Passive server sẽ tiếp tục xử lý công việc, không để tình trạng gián đoạn xảy ra.
Top server Dell thế hệ 15G bán chạy nhất tại Máy Chủ Việt
Hình thức Active-Active
Nghĩa là tất cả các máy chủ đều hoạt động một cách chủ động (Active). Đây là hình thức mà một khi nhiệm vụ được gửi đi từ người dùng thì đồng loạt tất cả các máy chủ điều chủ động nhận nhiệm vụ, chia sẻ tài nguyên với nhau, cùng nhau thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ đó.
Server cluster gồm các bộ phận nào?
Một hệ thống server cluster bao gồm các bộ phận sau:
- Node: Là một máy chủ riêng lẻ trong cluster. Mỗi node có CPU, RAM, ổ cứng và hệ điều hành riêng. Các node có thể giống nhau về cấu hình hoặc khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của cluster.
- Cluster Manager (Quản lý cluster): Là phần mềm chịu trách nhiệm quản lý cluster và đảm bảo hoạt động trơn tru của tất cả các node. Cluster Manager giám sát trạng thái của các node, phân phối tải công việc, xử lý lỗi và khởi động lại các node bị lỗi.
Có thể bạn quan tâm:
Server R660xs thế hệ mới
- Resource: Là các thành phần phần cứng và phần mềm được chia sẻ giữa các node trong cluster. Tài nguyên có thể bao gồm CPU, RAM, ổ cứng, địa chỉ IP, dịch vụ mạng, ứng dụng, v.v.
- Network: Là hệ thống kết nối các node với nhau và cho phép chúng giao tiếp và chia sẻ tài nguyên. Mạng cluster có thể là mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN) hoặc kết hợp cả hai.
Tiêu chí lợi ích của server cluster
Lợi ích mà mô hình server cluster mang đến cho doanh nghiệp bao gồm:
Nâng cao tính sẵn sàng
Cụm máy chủ có thể hoạt động liên tục ngay cả khi một hoặc nhiều node bị lỗi. Cluster Manager sẽ tự động khởi động lại các node bị lỗi và phân phối lại tải công việc cho các node còn lại. Do đó, cụm máy chủ có thể cung cấp dịch vụ có độ tin cậy cao và giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động.
Cải thiện khả năng mở rộng
Doanh nghiệp có thể dễ dàng thêm node mới vào cluster để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về tải trọng. Việc mở rộng cụm máy chủ có thể được thực hiện mà không cần phải gián đoạn dịch vụ.
Tăng hiệu suất
Cụm máy chủ có thể phân phối tải công việc giữa các máy chủ, giúp cải thiện hiệu suất và giảm thời gian phản hồi.
Mua ngay hai dòng server HPE phổ biến nhất tại Máy Chỉ Việt
Giảm chi phí
Cụm máy chủ có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Ví dụ, thay vì mua một máy chủ lớn và đắt tiền, doanh nghiệp có thể mua nhiều máy chủ nhỏ và rẻ hơn để tạo thành cụm máy chủ.
Dễ dàng quản lý
Cluster Manager giúp đơn giản hóa việc quản lý cụm máy chủ bằng cách tự động hóa nhiều tác vụ như giám sát, phân phối tải công việc và xử lý lỗi.
Kết luận
Trên là bài viết về mô hình server cluster do IT Now cung cấp. Hy vọng bài viết này mang đến cho bạn đọc thêm một vốn tin tức và kiến thức bổ ích về máy chủ. Nếu bạn thấy hay, có thể chia sẻ cũng như tiếp tục theo dõi mục Blog it của chúng tôi để không bỏ lỡ những bài viết khác hay hơn trong thời gian sắp tới nhé!
Bảo vệ hệ thống của bạn tốt hơn với thiết bị tường lửa Palo Alto mới nhất
Có thể bạn quan tâm